Blog

Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè

Các hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh vào mùa hè sau đây sẽ giúp mẹ nắm được những kiến thức căn bản để chăm sóc và bảo vệ con tránh khỏi những bệnh dễ gặp. Chăm sóc những cô bé, cậu bé sơ sinh luôn là những việc không dễ dàng, đặc biệt là đối với những mẹ lần đầu tiên có con. Chính vì thế, việc chăm sóc bé đòi hỏi sự tỉ mẹ, cẩn thận và nhẹ nhàng.

Nhiệt độ

Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Vì vậy, mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé. Luôn giữ cho phòng thoáng khí. Nếu có thể, giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ tối thiểu là 25-26 độ. Nhiệt độ này giúp bé hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.

Chăm sóc rốn

Sau khi sinh khoảng 5 đến 7 ngày, phần rốn còn lại sẽ bắt đầu khô và rụng. Trước khi rụng, chân rốn chưa khô, chưa thành sẹo nên mẹ cần phải chăm sóc hết sức cẩn thận, tránh vi trùng xâm nhập. Đặc biệt, trong những ngày hè nắng nóng, vi trùng vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng lại lần nữa bằng cồn mỗi khi thay băng rốn cho bé, mẹ nhé!

Rốn trẻ rất dễ bị nhiễm trùng trong thời gian này, mẹ nên cẩn thận nhé!

Chăm sóc da

Khi mới sinh, da của bé rất mềm, tổ chức liên kết mô lỏng lẻo nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào. Bé dễ mắc các bệnh về da hoặc tệ hơn nữa là bị các vi khuẩn gây nhọt, thủy đậu… tấn công. Chăm sóc da cho bé là một việc rất quan trọng, đòi hỏi mẹ phải tỉ mỉ, chu đáo, quan sát bé hằng ngày để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất trên da bé. Mùa hè nóng bức, bé cưng sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, và đây là nguyên nhân khiến bé dễ bị cảm lạnh hoặc bị rôm sảy ngứa ngáy. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên lau mồ hôi, cho con mặc những bộ quần áo trẻ em thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Để hạn chế gây ảnh hưởng đến da mà vẫn giúp bé xinh xắn từ những quan ao be traithoi trang be gai cá tính, dễ thương, mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức lựa chọn quần áo cho bé nhé! Nên cho bé uống nhiều nước và thường xuyên kiểm tra các vùng da kín như bẹn, nách, cổ , kẽ ngón tay, ngón chân của bé để phát hiện sớm các bệnh về da như viêm loét da, mụn ngứa… và chữa trị kịp thời.

Tắm cho bé

Vào mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé hằng ngày. Sau khi thay tã, cũng nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé bằng nước sạch, từ trước ra sau. Tuy nhiên, vì da bé còn quá mỏng nên mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều lần trong một ngày. Điều này có thể làm trôi đi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, giảm khả năng tự bảo vệ của làn da. Mẹ cũng nên chọn những loại xà phòng dành riêng cho bé tránh cho da bé bị kích ứng nhé! Nguồn: Marrybaby

Mẹo lựa áo quần không gây rộp da cho con

Những cách chọn mua áo quần không gây kích ứng cho bé bên dưới sẽ giúp bậc phụ huynh yên tâm hơn trong việc chọn bộ trang phục ưng ý và an toàn cho con của mình. 

Quần áo cho trẻ em ngoài những yếu tố mẫu mã, thiết kế và giá cả phải chăng, mẹ nên chú ý vào chất lượng sản phẩm. Bởi vì nếu những bộ quần áo mẹ chọn có chất lượng kém sẽ gây dị ứng, ngứa rát da cho bé. Những cách lựa chọn quần áo không gây dị ứng cho bé dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chọn bộ trang phục ưng ý và an toàn cho con của mình.

Quan tâm hàng đầu đối với chất liệu của quần áo

Chất liệu làm nên những bộ quần áo là tác nhân chính gây dị ứng cho bé. Chính vì thế, mẹ nên chọn những bộ quần áo làm bằng những chất liệu an toàn, mềm mại, tránh gây tổn vùng da bé. Đối với trẻ sơ sinh: Mẹ nên chọn những bộ quần áo làm bằng vải cotton để cho bé cảm giác thoải mái, thoáng mát vào những ngày hè nóng nực. Vào mùa đông, mẹ có thể chọn cho con yêu những bộ đồ làm bằng vải nỉ dày để bé không bị lạnh. Thông thường, mẹ nên chọn cho bé sơ sinh những bộ đồ vải cotton rộng hơn 1 vài size vì chất liệu vải này có xu hướng co lại sau những lần giặt đầu. Trẻ sơ sinh có một làn da mỏng và vô cùng nhạy cảm. Cho nên, mẹ phải hạn chế tối đa những chiếc quần hay chiếc áo có cài cúc. Thay vào đó, mẹ hãy mua cho bé những bộ đồ loại dán hoặc có dây cột để không làm tổn thương da. Đối với trẻ nhỏ: Dù là trẻ sơ sinh hay là trẻ nhỏ, vải cotton hay vải nỉ là những lựa chọn tối ưu. Ở những trẻ em gái, mẹ có thể chọn cho bé những chiếc váy làm bằng chất liệu voan. Ngoài ra, những bộ quần áo cho bé cần hạn chế cườm, hạt,...vì bé có thể nuốt gây nguy hiểm.

Nhãn hiệu quần áo - Niềm tin đến từ thương hiệu

Ở phân khúc quần áo trẻ em, những thương hiệu nổi tiếng thường chăm chút đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, lựa chọn những bộ quần áo thương hiệu cũng giúp mẹ tránh việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé do chất lượng quần áo không tốt. Ngoài ra, mẹ nên xem kĩ phần hướng dẫn sử dụng để tránh giặt, bảo quản sai, làm giảm chất lượng quần áo. Ở một số bé, phần nhãn mác sau gáy cũng gây ngứa và khó chịu. Mẹ hãy cắt bỏ phần này để bé có cảm giác thoải mái nhất nhé!

Tính chất của vải và kích thước quần áo

Những bộ quần áo hiện nay thường được nhuộm bằng các loại phẩm màu, chẳng hạn như azo. Những sản phẩm này đi qua dây chuyền nhuộm sẽ bị đọng lại rất nhiều amin thơm (chất này được tạo ra trong quá trình nhuộm). Nếu dây chuyền sản xuất có trục trặc hoặc máy móc không đáp ứng được công đoạn xử lý amin thơm thì những chất này sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho bé như đau đầu, thiếu máu, giảm thị lực. Nghiêm trọng hơn, nếu bé tiếp xúc với các amin thơm trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc các bênh như ung thư bàng quang,vú gan, hệ tiết niệu và dị ứng da. Chính vì thế, lựa chọn quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc là điều mẹ không nên làm. Nếu những bộ quần áo đó quá đẹp, khiến mẹ thích thú thì mẹ hãy kiểm tra mức độ an toàn bằng cách đưa lên mũi ngửi. Nếu có mùi thơm nhẹ thì quần áo đó làm bằng chất liệu vải tốt, còn nếu có mùi lạ, gây khó chịu thì không nên mua. Ở đất nước VN, các bà mẹ có thói quen xin đồ con nít cũ từ họ hàng, bạn bè,...để đảm bảo an toàn cho con mình. Những bộ quần áo cũ thường đã được giặt đi giặt lại nhiều lần giúp vải mềm hơn, dễ mặc hơn và hông gây kích ứng da cho bé. Ngoài ra, mẹ nên chọn những bộ quần áo có kích thước lớn hơn cơ thể bé 1 đến 2 size. Vì những bộ quần áo rộng sẽ giúp bé dễ dàng cử động mà không lo chà xát vào da, khiến da dị ứng, nổi mẩn đỏ. Hãy trở thành một bà mẹ thông thái để con an toàn và khỏe mạnh nhé! 

Nguồn: Bí quyết mua quần áo không gây dị ứng cho bé

Có thể mẹ quan tâm: thời trang trẻ em hè 2016 với nhiều mẫu quan ao be traithoi trang be gai cực xinh xắn, dễ thương,...cho bé tung tăng chơi đùa.

Nhận xét các loại sữa bột cho bé dưới 1 tuổi

Hiện nay, những nhãn hàng sữa xuất hiện ngày càng dày đặc , các mẹ không biết nên chọn loại sữa nào “hợp” với bé và “hợp” túi tiền. Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích nhất về các loại sữa mẹ hay chọn cho bé dưới 1 tuổi: [b]1. Sữa Dielac Alpha step1 (Vinamilk, Việt Nam)[/b] [center][img]https://review.websosanh.net/Uploads/Store/119/133/52/sua-bot-dielac-alpha-step-1-900g-danh-cho-tre-tu-0-6-thang1.jpg[/img][/center] Ưu điểm: Giá cả hợp lý, bình dân Nhược điểm: Quá ngọt. Đôi khi pha sữa ít hơn công thức ghi trên hộp, vị vẫn ngọt hơn các loại sữa khác. Lưu ý cho mẹ: Rất nhiều mẹ hiếm khi mua sữa Việt Nam cho con uống. Nhưng sữa Dielac Alpha step1 vẫn có những ưu điểm nhất định, phù hợp với các bé, môi trường ở Việt Nam. Các mẹ hãy thử chọn mua sữa này cho bé uống. Biết đâu bé hợp mà lại đỡ “đau” túi tiền của mẹ. Giá tham khảo: Sữa Dielac Alpha step1 (900g, từ 0-6 tháng): khoảng 138. 900 đồng [b]2. Sữa Wakodo, Meiji (Nhật)[/b] Ưu điểm: Bé uống các loại sữa của Nhật tăng chiều cao, cứng cáp. Nhược điểm: Bé không tăng cân nhiều. Giá đắt. Lưu ý cho mẹ: Ở Việt Nam, cùng một loại sữa có hàng nhập khẩu và hàng nội địa như Wakodo, Meiji. Có loại sữa chỉ có hàng nội địa như Morinaga. Hàng nhập khẩu về Việt Nam có giá rẻ hơn 1 chút so với hàng nội địa. Nhưng hàng nội địa hầu hết chỉ có loại hộp to. Nếu mẹ nào muốn mua cho con dùng thử xem có hợp sữa không, nên mua hàng nhập khẩu. Chất lượng hai loại [URL=https://aptaclub.com.vn/phan-biet-sua-aptamil-ngoai-nhap-xach-tay-va-khap-khau-chinh-hang/]sua nhap[/URL] và nội địa cũng gần như nhau. Giá tham khảo: Sữa Meiji 0 (nội địa – 850g,từ 0-9 tháng): khoảng 550.000 đồng Sữa Meiji Gold 1 (nhập khẩu – 850g, từ 0-6 tháng): khoảng 334.000 đồng Sữa Wakodo Hihi (nhập khẩu – 850g, từ 0-12 tháng): khoảng 385.000 đồng [b]3. Sữa S-26 (Úc)[/b] Ưu điểm: Giúp bé tăng cân tốt Nhược điểm: Quá ngọt nên bé mỗi lần không uống được nhiều. Lưu ý cho mẹ: Không nhất thiết phải pha sữa cho bé theo đúng công thức trên hộp, có thể gia giảm lượng bột sữa theo khẩu vị của bé. Trên hộp sữa dù là hàng nhập khẩu hay hàng xách tay, đều không có chữ “made in”, chỉ có chữ “made for Australia”. Giá tham khảo: Sữa S-26 Gold 1 (nhập khẩu – 900g, từ 0-6 tháng): khoảng 415.000 đồng [b]4. Sữa Anh[/b] [center][img]https://aptaclub.com.vn/wp-content/themes/aptamilk/images/bao-bi-moi.jpg[/img][/center] Ưu điểm: Tập trung phát triển trí não và mát, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhược điểm: Ít tăng cân Lưu ý cho mẹ: Sữa này được ưa chuộng ở Đức và Anh. Các mẹ cho con uống loại này không phải lo lắng về vấn đề chiều cao vì phát triển xương là tiêu chí của sữa châu Âu. Giá tham khảo: [url=https://aptaclub.com.vn/]Sữa aptamil[/url] HAPre (nhập khẩu, 600g, từ 0 – 6 tháng): khoảng 475.000 đồng. Có thể bạn quan tâm đến [url=https://aptaclub.com.vn/be-1-tuoi-ruoi-co-uong-duoc-sua-aptamil-anh-so-2/]sữa aptamil anh số 2[/url] [b]5. Sữa Nan (Nga)[/b] Ưu điểm: Mát, chống táo bón cho bé rất tốt. Nhược điểm: Ít chất đạm hơn so với với các loại sữa khác. Lưu ý cho mẹ: Nan dòng sữa của Nga nhập khẩu về Việt Nam. Hiện nay dòng sữa của Nga đã có sữa dê dành cho các bé. Sữa dê hiện chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng ở nhiều nước trên thế giới, sữa dê được đánh giá là tốt hơn sữa bò. Giá tham khảo: + Sữa NAN (nhập khẩu, 400g, từ 0-6 tháng): khoảng 275.000 đồng + Sữa Arywa Gold (nhập khẩu, 400g, từ 0-6 tháng): khoảng 250.000 đồng + Sữa dê Vitacare (nhập khẩu, 400g, từ 0-12 tháng): khoảng 490.000 đồng [b]7. Sữa Milex (Đan Mạch)[/b] Ưu điểm: Thành phần sữa cân đối, hàm lượng không quá cao Nhược điểm: Pha đúng công thức có vẻ sữa loãng, hương vị dễ chịu Lưu ý cho mẹ: Nhiều mẹ đã cho bé đã uống thử dòng sữa này và cho biết: dòng sữa này dễ “hợp” với nhiều bé mà giá cả phải chăng. Giá tham khảo: Sữa Milex (nhập khẩu, 400g, từ 0-6 tháng): khoảng 149.000 đồng [b]8. Sữa XO (Hàn Quốc)[/b] Ưu điểm: Tốt cho sự vận động và tăng trưởng của bé Nhược điểm: Mùi hơi tanh, không thơm như các loại sữa khác. Lưu ý cho mẹ: Ở Hàn Quốc, sữa XO không phải là dòng sữa đắt tiền dành cho bé, nhưng có uy tín về chất lượng sản phẩm. Hơn 50% phụ huynh Hàn Quốc đã chọn sữa này cho bé. Giá tham khảo: Sữa bột XO 1 (nhập khẩu, 400g, từ 0-3 tháng): khoảng 169.000 đồng [b]9. Sữa Similac (Mỹ)[/b] Ưu điểm: Hàm lượng đạm cao Nhược điểm: Dễ gây táo bón, giá đắt nhất trong tất cả các loại sữa Lưu ý cho mẹ: Các mẹ nên sử dụng sữa này cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Vì hàm lượng đạm cao cần thiết cho sự phát triển của bé vào độ tuổi này. Khi cho bé uống sữa Similac, các mẹ cũng cần cho bé kết hợp uống nước hoa quả, ăn sữa chua, đề phòng bé bị táo bón. Giá tham khảo: Sữa Similac bổ sung chất đề kháng (nhập khẩu, 658g, từ 0-12 tháng): khoảng 630.000 đồng Sữa Enfamil Premium Lipil (nhập khẩu, 663g, từ 0-12 tháng): khoảng 610.000 đồng [b]10. Sữa Pháp:[/b] Ưu điểm: Có nhiều loại cho mẹ lựa chọn như: sữa chống trớ, chống tiêu chảy… Nhược điểm: Khi pha với nước hơn 40 độ C, sữa hay bị vón. Trên bề mặt nước sữa thấy có váng béo nổi lên. Khi rửa cốc dùng tay rửa thì, cảm giác nhờn và trơn như có mỡ. Lưu ý cho mẹ: Trong thành phần của sữa có một loại hoa quả đặc biệt ở Pháp, có tác dụng bám sữa vào thành ruột của bé, ngăn trào ngược trở lại. Vì vậy, khi cho bé uống, mẹ nên pha với nước ở nhiệt độ < 40 độ C và đừng ngạc nhiên khi thấy sữa rất sánh. Giá tham khảo: Sữa bột Physiolac 1er (nhập khẩu, 400g, từ 0-5 tháng): 165.000 đồng Lượng sữa cần thiết cho các bé dưới 1 tuổi: Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi): 60-80ml/ bữa x 7-8 bữa/ngày (500-600ml/ngày). Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: 100-120ml/ bữa x 6-7 bữa/ngày (700-800ml/ngày). Trẻ 5-6 tháng tuổi: 150-180ml/ bữa x 5- 6 bữa/ngày (800-1000ml/ngày). Trẻ 6-12 tháng: Ngoài các bữa ăn bổ sung như bột, cháo xay, trẻ vẫn cần phải uống thêm 500-600ml sữa/ngày, chia làm 3-4 bữa tùy theo mức độ uống của trẻ. Giai đoạn này trẻ uống sữa công thức loại II. Sữa loại này có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại I, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nếu vẫn cứ dùng sữa công thức I thì trẻ sẽ chậm lớn do thiếu chất đạm. Các mẹ chỉ nên pha sữa của bé với nước ấm và pha theo tỉ lệ đã hướng dẫn trên bao bì. Giúp mẹ chọn loại sữa cho bé dưới 1 tuổi Từ 0 – 1 tuổi là giai đoạn bé mới sinh, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của bé. Nếu ít sữa hoặc không có sữa, mẹ nên chọn cho bé loại sữa có vị nhạt gần giống với sữa mẹ, nhưng phải đầy đủ dưỡng chất và quan trọng là mát. Nếu bé đã uống các loại sữa có độ ngọt hơn sữa mẹ, có thể về sau, bé không chịu bú mẹ. Trên thực tế, có một số nhãn hàng sữa nhập ngoại chỉ là nhập thành phẩm, đóng hộp tại Việt Nam hoặc được sản xuất ở nước thứ 3, không phải nhập nguyên hộp từ nước đó. Cùng một hãng, cùng tên sữa, nhưng sản xuất tại các nước khác nhau, nên chất lượng sữa cũng khác nhau. Khó có thể khẳng định rằng được loại sữa nào tốt hơn, loại sữa nào hợp với bé hơn. Một loại sữa tốt cho bé là giúp bé hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh, cứng cáp, phát triển tốt, không gặp vấn đề về tiêu hóa. Chọn sữa cho bé, các mẹ nên chọn loại nào phù hợp với bé, không nhất thiết phải chọn hàng rẻ, hàng đắt, hàng nhập khẩu, hàng xách tay, hàng nội. Khi đổi loại sữa cho bé (đổi từ sữa số bé sang số lớn của cùng một loại sữa, hoặc thay đổi hẳn loại sữa), mẹ nên thay đổi từ từ để bé dễ thích nghi. Ví dụ, nếu một ngày bé uống 3 bữa sữa, mẹ có thể thay bằng 2 bữa sữa cũ + 1 bữa sữa mới. Sau khoảng 3 – 4 hôm, mẹ có thể thay bằng 1 bữa cũ + 2 bữa mới. Sau 1 tuần, mẹ có thể thay thế hoàn toàn loại sữa mới cho bé. Các mẹ khi chọn cho bé uống một loại sữa nào đó cũng phải kiên trì trong một thời gian để xác định xem con có hợp loại sữa đó không. Vì nếu con mới chỉ uống hết 1 – 2 hộp, mẹ lại thay loại sữa mới cho con thì chưa khẳng định được kết quả. Nguồn: Afamily.

Cho con ăn khi nào là sai?

Ăn khi không đói có thể dẫn đến béo phì và một lối sống không lành mạnh. Nếu cho bé ăn không đúng thời điểm, bạn có thể làm hại bé.

Trên trang Parentables, chuyên gia dinh dưỡng Jenni Grover chia sẻ 5 thời điểm sau đây không nên cho trẻ ăn.

1. Khi ngồi trên xe

Tôi đã sai lầm khi cho con gái ăn sáng ở trên xe và giờ đây bé luôn đòi ăn khi chúng tôi lái xe đi đâu đó. Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho bé. Tôi đã dạy bé thói quen xấu là ăn uống vô thức. Bé đã có thói quen ăn uống khi ngồi trên xe và giờ đây bé muốn ăn ngay cả khi không đói. Ăn uống trong xe cũng có thể nguy hiểm vì nó có thể gây nghẹn. Một số bé có thể say xe, nôn trớ, đặc biệt sau khi uống sữa hay ăn thực phẩm chua. Tất nhiên, sẽ có lúc bạn buộc phải cho bé ăn trong xe, nhưng cố gắng không tạo một thói quen từ đó. Hãy thưởng thức các bữa ăn tại bàn ăn của gia đình.

nhung-thoi-diem-khong-nen-cho-be-an

2. Khi bé thấy mệt mỏi

Ăn mỗi khi buồn chán là một trong những thói quen xấu của tôi. Tôi có xu hướng ăn vặt mỗi khi không tìm thấy không cái gì hay ho để làm. Sau đó, tôi cảm thấy hối hận. Và tôi nhận ra rằng thực phẩm chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn sự nhàm chán.

Tôi thực sự không muốn con mình đi vào vết xe đổ này. Khi thấy nhàm chán, ta nên đọc sách, chơi game, làm các đồ thủ công và đi dạo. Điều quan trọng là đừng để bé coi thực phẩm là một cách xua đuổi sự nhàm chán, thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động sử dụng sự sáng tạo và năng lượng của bé.

3. Khi bé buồn

Cha mẹ không muốn nhìn thấy con cái của mình buồn, tủi thân, giận dữ, khóc lóc hoặc không hài lòng vì bất kỳ lý do nào. Họ rất dễ dàng đưa kẹo hoặc các loại thức ăn khác để bé vui trở lại. Giảm bớt buồn phiền của bé bằng thức ăn chỉ khiến bé dễ dàng dùng thực phẩm để giải quyết xung đột với người lớn. Thực phẩm sẽ chỉ tạm thời chữa được vấn đề. Tốt hơn là nên thảo luận lý do tại sao bé không vui và cho phép bé thể hiện cảm xúc của mình.

4. Cho ăn như một phần thưởng

Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều phụ huynh thích thực hiện. Trẻ em thường được khen thưởng bằng một món ăn nào đó (thường là đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều calo rỗng) để đi bô, nhận được phiếu bé ngoan, hay giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, việc thưởng cho bé bằng thức ăn có thể dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành vi này như người lớn.

Sau đó, bé có thể tự thưởng cho mình các loại thực phẩm không bổ dưỡng hoặc ăn uống thoải mái vào cuối tuần, khi hoàn thành công việc, hoặc bất kỳ lý do khác. Điều này dẫn đến ăn nhiều. Thay vì khen thưởng với thực phẩm, hãy thưởng bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn, nhiều thời gian ở bên bạn hơn… Tất nhiên, đôi khi bạn có thể đưa các loại đồ ngọt vào chế độ ăn thường ngày của bé để bé không quá thèm thuồng.

5. Khi bé xem tivi

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn trong khi xem tivi có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Đây cũng là ăn uống vô thức trong một hoạt động cố định, từ đó sẽ tạo thói quen xấu. Truyền thống mỗi tối thứ sáu, cả gia đình ngồi ăn pizza và thưởng thức một bộ phim cùng nhau thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, tốt cho sức khỏe nhất vẫn là ăn uống tại bàn ăn.

Cách làm sườn chua ngọt tại nhà

Món sườn xào chua ngọt rất phổ biến trong bữa cơm của con người đất Việt. 
Một đĩa sườn xào chua chua, ngọt ngọt, vàng vàng…sẽ làm “xao xuyến” các thành viên trong gia đình vào một buổi tối ấm cúng.
 
Sau đây là hướng dẫn cách làm món sườn xào chua ngọt ngon đúng điệu và vô cùng đơn giản mà mẹ nào cũng có thể thực thành nấu nướng ngay tại nhà của mình.
 
Chuẩn bị nguyên liệu:
 
– 1/2 kg sườn thăn non ( sườn non, sườn que, sườn cây)
 
– Hành tím + tỏi băm nhuyễn ( nếu không có hành tím thì dùng hành khô)
 
– Nước cốt me hoặc chanh (ngoài ra các mẹ cũng có thể mua giấm gạo lên men hoặc giấm táo ở các siêu thị để thay thế 2 loại nước cốt trên đều được)
 
– Đường
 
– Nước tương (hoặc xì dầu)
 
– Nước ép táo (nếu thích)
 
Cách làm:
 
– Sườn thăn sau khi mua về chặt thành từng khúc vừa ăn, sau đó rửa sạch. Nên chọn những khoanh sườn có nhiều nạc và sụn, ít mỡ để sau khi bế biến mẹ được món sườn ưng ý. Cho tất cả sườn đã chặt thành miếng vào nồi, cho thêm một ít muối i-ốt để luộc sơ qua.
 
Mẹo: Quá trình luộc này sẽ giúp các mẹ loại bỏ các chất bẩn tích tụ trong miếng sườn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả gia đình. Sau khi luộc, mẹ vớt tất cả sườn ra rửa sạch với nước lạnh, sau đó để sườn thật ráo nước.
 
 
– Sườn sau khi đã thật ráo nước, mẹ cho tất cả sườn vào một bát/tô lớn, sau đó cho 2 muỗng xì dầu, một nửa phần hành + tỏi băm nhuyễn. Đảo phần thịt trên cho thật đều sau đó để 30-40 phút cho ngấm gia vị. Nếu mẹ có nhiều thời gian hơn thì có thể đậy nắp thật kín phần thịt đã ướp vào ngăn mát của tủ lạnh để thịt thật ngấm gia vị.
 
– Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo chống dính (Nên dùng chảo chống dính vì khi rán sườn khỏi bị cháy và khét). Khi dầu tới, cho phần hành + tỏi còn lại phi thật thơm. Khi hành + tỏi chuyển sang màu vàng, lấy một chén nhỏ để tách toàn bộ hỗn hợp hành + tỏi ra khỏi chảo (chừa lại phần dầu), trên để khi rán sườn hành và tỏi không bị cháy đen và bám chặt sẽ làm sườn mất ngon.
 
 
– Cho sườn vào chảo rán bằng dầu vừa phi hành tỏi. Để lửa vừa,bạn chỉ cần rán sườn sao cho sườn xém cạnh là được. Vì qua quá trình luộc sườn sườn đã chín rồi. Sườn rán xong bạn trút ra đĩa sạch, để riêng.
 
– Pha nước sốt cho món sườn xào chua ngọt: Pha 2 muỗng nước lạnh, 4 muỗng dấm ăn, 3 muỗng nước ép táo và đường với nước, thêm chút dầu ăn. Đảo qua đảo lại cho sườn ngấm đều nước sốt sau đó trút ra đĩa.
 
 
– Dùng một ít ớt, dưa leo, cà chua và hành ngò để trang trí cho món sườn xào chua ngọt thêm bắt mắt.
 
Như vậy, với cách làm món sườn xào chua ngọt ngày mẹ có thể làm vừa lòng tất cả các thành viên trong gia đình đúng không nào.
 
 
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng cách làm món sườn xào chua ngọt sau đây để thay đổi khẩu vị nhé!
 
 
Với cách chế biến này, món sườn sẽ thêm ngon bởi có thêm rau củ tươi, sẽ khiến món xào thêm bắt mắt và đỡ ngấy.
 
Chuẩn bị nguyên liệu:
 
– Sườn non: 400g
 
– Hành tây: 1 củ
 
– Ớt chuông xanh, đỏ, vàng: 3 quả
 
– Lòng trắng trứng Bột năng, rau mùi, ớt
 
– Đường, muối, tiêu, hành tím, tỏi, dầu ăn, tương cà
 
– Hạt nêm
 
– Bột ngọt
 
– Nước tương
 
– Giấm gạo lên men
 
Cách làm:
 
– Hành tây, ớt chuông cắt miếng vuông cạnh 3cm.
 
 
– Sườn non chẻ dọc chặt miếng dài 4cm, ướp với 1 muỗng đường, 1/2 muỗng muối, 1/2 muỗng bột ngọt, nước tương, 1 ít tiêu, hành tím băm trong khoảng 10 phút. Sau đó trộn với lòng trắng trứng, áo mỏng qua 1 lớp bột năng. Áo bột năng bên ngoài sau khi ướp gia vị sẽ giúp gia vị thấm vào thịt sườn, giữ lại nước ngọt bên trong thịt, thịt sau khi xào không bị khô.
 
 
– Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo. Cho ớt chuông các loại, hành tây vào xào sơ trên lửa to rồi trút ra đĩa, để riêng.
 
– Tiếp tục cho dầu ăn vào 1 chiếc chảo khác, đổ dầu ăn ngập miếng sườn để nóng già, rồi trút sườn vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
 
 
– Pha nước sốt cho món sườn xào chua ngọt: 1/2 muỗng giấm gạo, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng nước tương, 1muỗng hạt nêm, 1/2 chén nước, 1 muỗng tương cà. Rồi trộn đều cho tạo thành hỗn hợp sánh đặc. Nếu ăn cay thì bạn thêm chút lát ớt vào nha!
 
 
– Phi thơm tỏi, cho sườn đã chiên vào, cho nước xốt vào, xào lửa nhỏ cho sườn chín mềm trong khoảng 5 phút, thêm chút nước bột năng cho xốt sền sệt, thêm hành tây, ớt chuông vào, nêm cho sườn có vị chua ngọt dịu.
 
 
– Múc sườn ra dĩa, rắc tiêu, bày rau mùi đã rửa sạch lên trên, dùng nóng với cơm.
 
 
Với cách chế biến món sườn xào chua ngọt ngày, vị ngọt tự nhiên của sườn cùng các loại rau củ khác nhau vừa sần sật, ngon ngon lại còn màu sắc bắt mắt. Món sườn xào chua ngọt không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn về dinh dưỡng, mà còn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: hương vị thơm ngon, đậm đà, khó quên.
 
Hy vọng với 2 cách làm món sườn xào chua ngọt trên đây sẽ làm cho bữa cơm gia đình vừa đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cho một sức khỏe tốt, vừa là cơ hội cho mẹ thể hiện tình yêu của mình đối với gia đình.
 
Chúc chị em thành công!
 

Bí quyết làm dầu dừa nhanh nhất

Ai ai cũng muốn có một lọ dầu dừa trong gian bếp để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Công dụng của dầu dừa thì không phải bàn cãi. Nào, hãy cùng xem hướng dẫn làm dầu dừa ép lạnh nhé!
 
Thông thường, làm dầu dừa tại nhà có 2 phương pháp cơ bản đó là đun và ép lạnh.
 
1. Cách làm dầu dừa bằng cách đun nóng trên bếp
 
Nguyên liệu và dụng cụ:
 
– 400 ml nước đun sôi để ấm
 
– 1 kg dừa khô đã được nạo thành sợi (bạn cũng có thể mua dừa ở ngoài và tự nạo ở nhà bằng dụng cụ nạo hoặc nắp bia)
 
– Dụng cụ lọc
 
– 1 cái nồi hoặc chảo để đun dừa
 
– Đũa khuấy
 
Cách thực thiện:
 
Bước 1: Sử dụng một chiếc thau vừa, đổ toàn bộ số lượng dừa nạo đã chuẩn bị, sau đó đổ toàn bộ 400 ml nước ấm vào. Dùng tay đảo thật đều hỗn hợp trên trong khoảng từ 15-20 phút để dừa-nước thành một hỗn hợp đồng nhất.
 
Bước 2: Dùng rây vắt và túi vải để vắt kiệt nước hỗn hợp này thành nước cốt dừa.
 
Bước 3: Đổ toàn bộ nước cốt dừa vừa vắt xong lên nồi hoặc chảo (đáy càng rộng càng tốt để nhanh bốc hơi nước). Đầu tiên, bạn vặn lửa thật to cho hỗn hợp nước cốt dừa nhanh sôi. Khi đã sôi đều, bạn dùng đũa khuấy thật đều tay để không bị cháy, khoảng 3 phát sau bắt đầu vặn nhỏ lửa để dầu dừa không bị khét.
 
Bước 4: Tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi dung dịch nước cốt dừa vón thành những cục màu vàng sẫm. Lúc này nước đã gần như thoát hết ra ngoài, chỉ còn lại dầu chiết ra từ dung dịch nước cốt dừa. Khi nào thấy phần dầu dừa trong veo thì dùng đun.
 
Bước 5: Khi phần dầu dừa đã “tới” (như trong hình), hãy tắt bếp và để dầu nguội hẳn, chờ phần cặn lắng hết xuống đáy nồi (chảo) thì có thể lọc phần dầu vào lọ thủy tinh để dùng dần.
 
Ưu, nhược điểm của cách làm dầu dừa bằng phương pháp đun
 
Ưu điểm:
 
– Tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn làm dầu hôi
 
– Có thể bảo quản để dùng dần trong thời gian khá dài mà không sợ bị hư hỏng (khoảng 2 năm)
 
Nhược điểm:
 
Vì đun quá lâu trên bếp nên các thành phần dưỡng chất có trong dầu dừa bị phân hủy ít nhiều.
 
2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh
 
Các dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị :
 
– 1 quả dừa khô
 
– 1 dụng cụ nạo dừa ( nắp chai bia hoặc muỗng)
 
– 1 máy xay.
 
– 1 hủ thủy tinh.
 
– 1 bọc vải lọc.
 
Cách thực hiện:
 
Bước 1: Bổ quả dừa khô ra, đổ hết nước và để ráo nước cơm dừa càng khô càng tốt bạn nhé.
 
Bước 2: Dùng dụng cụ nạo cơm dừa thật ra thành từng lát nhỏ .
 
Nếu làm dừa còn hơi tươi thì:
 
Bước 3: Thái cơm dừa ra nhuyễn hơn , thành từng cộng, càng nhuyễn càng tốt.
 
Bước 4: Cho cơm dừa vào máy xay , bạn cho tí nước vào cho dễ xay nhé.
 
Bước 5: Xay cơm dừa đến độ thật nhuyễn như bột .
 
Bước 6: Lấy cơm dừa đã xay nhuyễn ra khỏi máy xay rồi bỏ vào bọc vải lọc.
 
Bước 7: Dùng tay vắt kiệt nước trong cơm dừa đã xay này vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn nhé.
 
Bước 8: Đậy kín nắp lọ thủy tinh chứa nước cốt vừa mới vắt này rồi để nơi khô ráo trong vòng 24 giờ.
 
Bước 9: Sau 24 giờ trên bề mặt nước cốt sẽ xuất hiện một lơp ván mỏng màu trắng.
 
Bước 10: Đưa lọ thủy tinh vào ngăn mát của tủ lạnh, sau 2-3 giờ lớp ván này sẽ đông cứng lại.
 
Bước 11: Vớt lớp ván này ra là bạn đã có được một lọ dầu dừa rồi đó.
 
Ưu, nhược điểm của cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh
 
Ưu điểm:
 
Phương pháp này làm để tốn công sức hơn nhiều so với phương pháp đun nóng, dầu dừa sẽ được nguyên chất hơn các tinh chất vẫn còn nguyên vẹn do không bị quá nhiệt.
 
Nhược điểm:
 
Do không qua quá trình gia nhiệt nên lượng dầu không được ra hết , với phương pháp này dầu sẽ không bảo quản được lâu nếu để ở môi trường bên ngoài thông thường bạn phải sử dụng hết trong vòng 1 tuần. Màu tinh dầu dừa cũng không đẹp như phương pháp đun nóng , dầu có màu đục như nước vo gạo.
 
Hy vọng với 2 cách làm dầu dừa trên đây sẽ giúp chị em có một lọ dầu dừa nguyên chất và đảm bảo vệ sinh ngay tại nhà.
 
Chúc chị em thành công!
 

Hướng dẫn làm sữa chua cho gia đình

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa tốt hơn. Chính vì điều này, nhiều mẹ học cách làm sữa chua tại nhà để trữ sẵn trong tủ lạnh cho tất cả các thành viên trong gia đình. 
Vậy làm như thế nào để có được một hũ sữa chua ngon và mịn?
 
Các mẹ hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết cách làm sữa chua ngon đúng điệu nhưng nhé!
 
Có nhiều cách làm sữa chua: sữa chua nha đam, sữa chua nếp cẩm, sữa chua mít, sữa chua làm từ sữa đặc, sữa tươi, sữa công thức,….Nhưng khi làm sữa chua ai cũng muốn có được thành phẩm là một hũ sữa chua dẻo, chua vừa và ngon đúng điệu.
 
Sau đây là hướng dẫn từng cách làm sữa chua nhé!
 
1. Cách làm sữa chua nha đam
 
Nguyên liệu và dụng cụ:
 
– Sữa đặc có đường: 1 lon ( thông thường người ta sử dụng các lon sữa đặc bán trên thị trường. Ví dụ: sữa Ông Thọ,…)
 
– Sữa chua: 1 hũ (dùng để làm men cho các hũ sữa chua khác sắp thực hiện)
 
– Nha đam: 2-3 nhánh (lựa chọn các nhánh nha đam bản to và dày. Các mẹ có thể mua nha đam ở các siêu thị hoặc chợ)
 
– Hũ đựng: Chuẩn bị hũ đựng đủ với số lượng sữa đã chuẩn bị (Nhiều mẹ phân vân không biết nên dùng loại hũ đựng nhựa hay thủy tinh hay bịch nhỏ. Theo kinh nghiệm của mình thì dùng hũ thủy tinh sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn nhất)
 
Cách làm:
 
Bước 1: Đầu tiên, các mẹ mở lon sữa đặc ra và đổ hết vào nồi. Dùng nước tráng hết phần sữa con sót lại. Sau đó cho thêm nước, đường với lượng vừa đủ vào nồi đun cho đến lúc hỗn hợp trên bắt đầu sủi bọt.
 
Bước 2: Nha đam sau khi mua về gọt toàn bộ lớp vỏ bên ngoài. Để sơ chế nha đam khỏi bị đắng và có mùi khó chịu, mẹ có thể pha 1 ca nước muối loãng kèm theo một ít nước cốt chanh. Tránh quá nhiều chanh và muối. Sau khi gọt và cắt nha đam thành từng miếng, mẹ dùng tay xát mẹ các miếng nha đam lại với nhau trong thau có dung dịch muối loãng và chanh để nha đam ra bớt nhựa. Tiếp đến, mẹ rửa sạch nha đam lại với nước lạnh và để cho thật ráo.
 
Nha đam gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
Sau khi ráo nước, mẹ thái hạt lựu phần nha đam trên nhé. Khi hỗn hợp sữa đặc-đường-nước bắt đầu xuất hiện bọt, mẹ cho nha đam vào đun cho sôi, sau đó tắt bếp để nguội đến khoảng 40-45 độ C thì cho hũ sữa chua làm men (mồi) vào khuấy đều.
 
Bước 3: Sau khi hỗn hợp sữa đặc-đường-nha đam-nước này nguội đến nhiệt độ thích hợp thì rót vào các hũ đã chuẩn bị sẵn, sau đó đem ủ khoảng 6-8 tiếng là có thể dùng được.
 
Các mẹ có thể đặt sữa chua vào tủ lạnh sau khi ủ để ăn ngon hơn.
 
Chúc các mẹ thành công với cách làm sữa chua nha đam cực dẻo và cực ngon này.
 
2. Cách làm sữa chua nếp cẩm
 
Nhiều người nghĩ cách làm sữa chua nếp cẩm rất khó. Đó là điều hoàn toàn sai lầm. Mẹ chỉ cần làm sữa chua truyền thống và cho nếp cẩm đã chế biến vào là có thể thưởng thức.
 
Chuẩn bị nguyên liệu:
 
– Gạo nếp cẩm: khoảng 200 gr (tùy theo số lượng các thành viên mà mẹ có thể chuẩn bị nhiều hơn hoặc ít hơn)
 
– Lá dứa: khoảng 3 tàu
 
– Đường trắng: khoảng 100 gr
 
– Nước cốt dừa, muối, nước lã,…
 
Cách làm:
 
Bước 1: Gạo nếp cẩm sau khi mua về đem vo sạch và ngâm trong nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ.
 
Bước 2: Cho gạo vào nồi và bắc lên bếp đun cho sôi. Khi nồi nếp cẩm bắt đầu sôi, mẹ cho 3 tàu lá dứa vào đun, vừa đun vừa đảo (khuấy) đều cho đến khi rút nước.
 
Bước 3: Cho thêm đường vào và đảo cho tất cả nếp ngấm đều đường, sau đó tắt bếp để gạo khỏi bị cháy và lại gạo.
 
Bước 4: Khi nếp chín, sánh lại và rút hết nước, mẹ hãy tắt bếp sau đó đợi phần nếp cẩm thật nguội.
 
Khi nếp đã nguội, mẹ múc nếp cẩm ra ly và cho sữa chua, nước cốt dừa sau đó trộn đều và có thể mời cả nhà cùng thưởng thức.
Chúc các mẹ thành công với cách làm sữa chua nếp cẩm bổ dưỡng này.
 
3. Cách làm sữa chua mít
 
Tại các quán trái cây dĩa, đa phần các thực khách đều yêu cầu phủ lên dĩa tái cây một lớp sữa chua mít. Tại sao vậy? Điều bất ngờ ở đây là sữa chua mít quá ngon và có sức hút không thể chối từ. Vậy cách làm sữa chua mít tại nhà như thế nào?
 
Chuẩn bị nguyên liệu
 
– Sữa chua Vinamilk: 4 hộp cho khẩu phần 4 người ăn.
 
– Sữa đặc có đường: Khoảng 8 muỗng cà phê
 
– Mít chín bóc hạt: khoảng 6-8 muối
 
– Quả lê: 1 quả
 
– Bột năng, thạch dừa, nước cốt dừa, hạt é.
 
Cách làm:
 
Bước 1: Mít sau khi mua về bóc thành từng múi, sau đó bóc hết hột và đem thái thành các sợi mít nhỏ
 
 
Bước 2: Lê sau khi mua về rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu.
 
Bước 3: Các mẹ ngâm hạt lựu với nước, sau đó vớt ra rồi trộn đều với bột năng. Dùng một rổ thưa bỏ hạt lựu đã tẩm bột năng vào, sau đó xóc nhẹ để bột thừa rơi ra hết.
 
Bước 4: Cho hạt lựu vào nồi nước đang sôi và luộc cho đến khi hạt lựu trong thì vớt ra.
 
Bước 5: Sau khi các công đoạn trên hoàn thành, chuẩn bị 4 chiếc cốc hoặc tô nhỏ bỏ hạt lựu, sữa đặc, nước cốt dừa, mít vào, sau đó bỏ đá bào và sữa chua lên trên cùng. Mẹ có thể thêm một ít hột é, đậu phộng rang bóc bỏ lên trên để món sữa chua mít thêm tuyệt với hơn.
Cách làm sữa chua mít này vô cùng đơn giản đúng không nào?
 
Chúc các mẹ thành công!
 
4. Cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi
 
Chuẩn bị nguyên liệu:
 
Sữa bò tươi: 1 lít
 
Sữa đặc có đường: 1 lon
 
Sữa chua đóng hộp: 1 hũ (dùng để làm men mồi cho các hũ sữa chua khác)
 
Cách làm:
 
Bước 1: Khui lon sữa đặc, đổ hết vào một cái thau nấu ăn to. Tiếp đến đổ hết sữa tươi vào sau đó khuấy đều.
 
Bước 2: Đun hỗn hợp sữa đặc-sữa tươi trên bếp cho đến khi xuất hiện bọt.
 
Bước 3: Vớt bớt bọt ra, sau đó tắt bếp và để nguội. Sau khi hỗn hợp nguyên liệu làm sữa chua đã nguội xuống 40-45 độ C thì mẹ cho sữa chua đóng hộp vào và khuấy nhẹ, đều.
 
Bước 4: Rót hỗn hợp trên vào từng hũ nhỏ và đem đi ủ.
 
 
Vậy là các mẹ đã có những hũ sữa chua ngon tuyệt rồi. Sau khi ủ các mẹ đem sữa chua đặt vào ngăn mát tủ lạnh để ăn ngon hơn nhé!
Chúc các mẹ thành công với cách làm sữa chua truyền thống trên!
 
cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi 3
Thành phẩm.
* Mẹo làm sữa chua ngon
 
Cách ủ sữa chua
 
Cách ủ sữa chua bằng hộp xốp
 
- Cách 1: Mua thùng xốp loại nhỏ về, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Đun một nồi nước sôi, sau đó đợi nguội khoảng 45-50 độ C rồi đổ vào thùng xốp. Đặt các hũ sữa chua vào, sau đó đậy nắp lại khoảng 3-4h là có thể dùng được. Chú ý nước trong thùng xốp bằng 1/2 chiều cao của hũ sữa chua.
 
- Cách 2: Thùng xốp sau khi mua về đục một lỗ nhỏ ở giữa nắp sao cho sợi dây điện có thể lọt vào. Gắn một bóng đèn sợi đốt 25W bên dưới nắp, sau đó xếp sữa chua vào thùng ( 2-3 tầng cũng được, miễn sao chừa một không gian ở giữa cho bóng đèn. Cắm phích cho bóng đèn sáng, đậy nắp lại và chờ 3-4h để sữa chua đặc lại và ngon đúng điệu.
 
Cách ủ sữa chua bằng nồi kim loại.
 
Đổ nước ấm vào nồi kim loại (inox) sau đó xếp hũ sữa chua vào. Cách khoảng 45 phút thì mẹ thay nước ấm một lần, kéo dài khoảng 4h thì sữa chua có thể sử dụng được.
 
Ngoài ra còn có cách ủ sữa chua bằng lò vi sóng nhưng vì đó chỉ là cách dành cho những gia đình có điều kiện hơn.
 
Trên đây là những cách làm sữa chua vừa dẻo, vừa ngon và vừa bắt mắt để các mẹ có thể làm ngay tại nhà cho gia đình mình thưởng thức.
 
Chúc các mẹ thành công với các cách làm sữa chua này nhé!

Tin nhắn đầu tiên

Hôm nay blog của bạn được triển khai. Hãy theo dõi nó và chúng tôi sẽ cố gắng đưa cập nhật thông tin mới nhất. Có thể đọc tin nhắn của blog quaRSS feed.